Những kiến thức về việc điều trị sùi mào gà qua các giai đoạn của bệnh

Điều trị sùi mào gà là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa rất lớn đến sức khỏe của người bệnh cũng như đến sự ổn định của toàn xã hội. Hiện nay, trên những thành tựu phát triển của y học, sùi mào gà đã có thể được kiểm soát và điều trị một cách hiệu quả.

Dựa trên những đánh giá tổn mà người bệnh gặp phải, thì người bệnh sẽ được tư vấn và đưa ra những phương pháp điều trị cho phù hợp. Việc làm cần thiết và an toàn đối với sức khỏe của người bệnh là điều trị sùi mào gà càng sớm càng tốt. Dưới đây là phương pháp điều trị sùi mào gà theo mức độ tổn thương của bệnh.

1. Tổng quan sơ nét về bệnh sùi mào gà

Tác nhân chính gây nên bệnh sùi mào gà là lây nhiễm Human papilloma Virus (HPV) từ người này sang người khác. Các con đường chủ yếu gây nên bệnh sùi mào gà là: Hoạt động tình dục bừa bãi; lây truyền từ mẹ sang con; đường máu; do sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người nhiễm bệnh hay do tiếp xúc trực tiếp với những vết thương có chứa virus HPV.

sui mao ga me va con
Sùi mào gà lây qua đường mẹ sang con
Sùi mào gà ở nam giới thường có biểu hiện ở rãnh quy đầu, bao quy đầu, ở miệng sáo, phần đầu của niệu đạo trước và bìu. Trong khi đó, những vị trí thường xuất hiện sùi mào gà ở nữ giới đó là miệng, hậu môn, âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, tầng sinh môn hay xung quanh lỗ tiểu.

Đối với những người khi mắc phải tình trạng bệnh, nó không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe; mà nó còn tác động rất xấu đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, sùi mào gà nếu không được điều trị hiệu quả sẽ gây nên rất nhiều những biến chứng nguy hiểm như: ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung, ung thư vòm họng, ung thư hậu môn,…

2. Các giai đoạn thường gặp của bệnh sùi mào gà

Đối với một chu kỳ bình thường tính từ khi hình thành, phát triển và sau điều trị, sùi mào gà thường trải qua 4 giai đoạn cơ bản sau:

2.1 Giai đoạn ủ bệnh 

Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà thường kéo dài từ 2 đến 9 tháng. Quá trình này dài hay ngắn còn phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố: tình trạng sức khỏe, biến đổi về tâm lý, chủng virus mắc phải,…

2.2 Sùi mào gà giaiđoạn đầu 

Sau giai đoạn ủ bệnh, virus HPV khi đã phát triển đến số lượng nhất định thì sùi mào gà sẽ bắt đầu có biểu hiện cụ thể ra bên ngoài niêm mạc và bán niêm mạc. Dấu hiệu dễ nhất biết ở sùi mào gà giai đoạn đầu đó là xuất hiện những mụn nhỏ li ti, nhô cao, màu hồng nhạt, kích thước từ 1 - 2mm, có cuống hoặc có chân. Ở giai đoạn này, người bệnh thường không có cảm giác ngứa ngáy đau đớn nên cần chú ý đến những biểu hiện lạ trên cơ thể.

2.3 Sùi mào gà giai đoạn sau

Sau khi hình thành và có biểu hiện, sùi mào gà nếu không được điều trị sẽ nhanh chóng phát triển mạnh và lan rộng ra nhiều vị trí nguy hiểm trên cơ thể. Các tổn thương của sùi mào gà mang lại đôi khi còn bao phủ toàn bộ bộ phận sinh dục hoặc liên kết thành từng đám với hình dạng như hoa súp lơ hoặc mào gà. Đới với những tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến chảy máu, tiết nhiều dịch mùi hôi. Khi bị sang chấn, sờ nắn sùi mào gà có thể làm sây sát, chảy máu hoặc bội nhiễm, các hạch bạch huyết vùng bẹn sưng to tạo các sùi mang nhiều mủ. Một số trường hợp có thể bị sốt cao hoặc mang lại sự đau đớn cho người bệnh.

2.4 Giai đoạn sau điều trị 

Sau khi điều trị sùi mào gà, người bệnh không nên chủ quan về tình trạng bệnh. Ở thời điểm này, người điều phải hết sức thận trọng về chế độ sinh hoạt hàng ngày và vấn đề tâm lý. Chú ý nghỉ ngơi và làm việc hợp lý cũng như ăn uống đầy đủ chất và rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, tránh để tình trạng bệnh tái phát quay trở lại.

Tìm hiểu bệnh sùi mào gà lây qua đường nào

3. Phương pháp điều trị sùi mào gà theo mức độ tổn thương của bệnh

Điều trị sùi mào gà cần thực hiện một cách nghiêm túc và bài bản. Trước khi bắt đầu điều trị, người nhiễm cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đánh giá mức độ tổn thương của bệnh. Để dựa vào đó, người bệnh sẽ được thiết lập một phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Sau khi có có phác đồ, người điều trị sẽ được áp dụng một trong những phương pháp sau:

3.1 Đối với giai đoạn đầu của sùi mào gà

Trong giai đoạn này, tổn thương của sùi mào gà thường chưa nghiêm trọng và ít nguy hiểm. Điều trị sùi mào gà ở thời điểm này sẽ đem lại hiệu quả rất cao và khả năng phục hồi của người bệnh là rất lớn. Phương pháp điều trị được chỉ định trong trường hợp này có thể là sử dụng thuốc bôi và tự điều trị dưới sự giám sát và hướng dẫn của các chuyên gia.

Hai loại thuốc bôi chính đó là dung dịch Acid trichloaxetic 80-90% và dung dịch podophyllotoxine 20-25%. Người bệnh chỉ cần dùng một que nhỏ hoặc một tăm bông để chấm một ít dung dịch lên các vết thương cho tới khi triệt tiêu những nụ. Mặc dù vậy, phương pháp này cũng có một nhược điểm đó là không được điều trị ở những vị trí nhạy cảm như ở cổ tử cung, lỗ niệu đạo hoặc phía trong hậu môn.

3.2 Đối với giai đoạn sau của sùi mào gà

Những trường hợp sùi mào gà khi phát triển qua giai đoạn sau, hoặc những tổn thương ở vị trí nhạy cảm mà không thể áp dụng bằng cách làm rụng sùi; Thì phương pháp đốt sùi là giải pháp hiệu quả và an toàn. Những phương pháp đốt sùi phổ biến hiện này mà người bệnh thường được chỉ định đó là đốt điện, đốt laser, đốt lạnh bằng ni tơ lỏng,…
Tùy theo vị trí và mức độ nghiêm trọng của những tổn thương mà người bệnh sẽ được tư vấn để đưa ra phương pháp điều trị cho phù hợp. Ưu điểm của phương pháp này là đem lại hiệu quả điều trị cao, không tốn kém nhiều thời gian và mang tính thẩm mỹ.

3.3 Sùi mào gà khi xảy ra biến chứng


Trường hợp sùi mào gà không được điều trị hiệu quả dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Cách tốt nhất đó là áp dụng một trong hai phương pháp xạ trị hoặc hóa trị (nhiều trường hợp có thể áp dụng cả 2 phương pháp này) để tiêu diệt tế bào ung thư. 
Share on Google Plus

About DDT

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét